Mua nhà qua vi bằng:
Đừng tiện tay, hãy
đề phòng 3 rủi ro này.
Theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, việc mua bán,
chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên,
nhiều người lầm tưởng vi bằng do thừa phát lại lập có giá trị tương
đương công chứng
nên liều lĩnh mua nhà theo hình thức này. Khi đó, người mua có thể phải
đối diện với các rủi ro.
Thanh Vũ Real (TVR) trình bày
3 rủi ro sau đây:
1. Một ngôi nhà bán cho nhiều người:
Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa Phát Lại tại địa phương cấp, ghi
nhận vào ngày giờ, địa điểm nhất định, giữa các bên liên quan có cam kết
một nội dung nào đó với nhau. Trong mua bán nhà đất, việc lập vi bằng
của
Thừa phát lại chỉ ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giấy tờ
giữa các bên. Còn lại, các bên phải tự tìm hiểu về nguồn gốc, pháp lý nhà đất chứ
Thừa phát lại không ghi nhận điều đó. Nói cách khác, vi bằng không có
giá trị thay thế hợp đồng công chứng, chứng thực và không phải là cơ sở
để thực hiện sang tên đổi chủ trong giao dịch bất động sản.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhiều người mua về vấn đề này, các
đối tượng xấu thường thu gom đất xây nhà, rao bán bằng vi bằng do
thừa phát lại lập để trục lợi. Thậm chí là lập vi bằng để bán một căn nhà cùng lúc cho nhiều người.
Khi có tranh chấp xảy ra, người mua mới biết mình bị lừa, trong khi kẻ
lừa đảo đã ôm tiền cao chạy xa bay.
![]() |
Một ngôi nhà bán cho nhiều người. Ảnh: TVR |
2. Nhà được bán đã đem thế chấp ngân hàng:
Nguy hiểm hơn là, có chủ sở hữu nhà, đất vẫn lập vi bằng chuyển nhượng
bất động sản dù sổ đỏ đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng
cho người khác (bằng giấy tay). Như trường hợp của chị May (Quận 7, TP
HCM) có mua một trong 4 căn nhà được người chủ xây dựng trên khu đất
rộng 120m2. Vì diện tích mỗi căn đều nhỏ hơn so với quy định được tách
sổ nên cả 4 căn đều chung một sổ hồng. Người bán hứa sau khi 4 người mua
đều giao tiền đầy đủ, anh ta sẽ đưa tên cả 4 người vào sổ hồng.
Chung giấy tờ pháp lý như vậy nên khi mua nhà, chị May không thể làm
hợp đồng công chứng sang tên đổi chủ, mà chỉ cùng người bán ra văn phòng
thừa phát lại để giao tiền và lập vi bằng ghi nhận giao dịch này. Tuy
nhiên, dọn về nhà mới chưa đầy nửa năm, chị May và 3 chủ hộ còn lại bất
ngờ nhận được thông báo siết nợ khu đất của ngân hàng. Lý do là chủ nhà
cũ đã đem thế chấp sổ hồng và hiện tại mất khả năng trả nợ.
Vi bằng lúc này chỉ có thể đưa ra làm chứng nếu chị May khởi kiện chủ
nhà cũ tội lừa đảo, còn không có giá trị chứng minh ngôi nhà đã được
chuyển quyền sở hữu cho chị May. Khi ngân hàng siết nợ, gia đình chị sẽ
buộc phải rời khỏi ngôi nhà này. Việc khởi kiện người bán nhà tội lừa
đảo cũng sẽ mất rất nhiều công sức, thời gian, nhất là khi người này
đang mất khả năng trả nợ.
3. Người thuê nhà lấy nhà đi bán
Nhiều người vì ham lợi nhuận trước mắt mà liều lĩnh mua nhà qua vi bằng
với giá thấp, sau đó cho thuê lại để đầu tư sinh lời. Nhưng vì là nhà
giấy tờ tay nên không loại trừ khả năng khách thuê sẽ mượn bản photo
giấy tờ này (lấy lý do làm thủ tục đăng ký tạm trú) để làm giả một số
tài liệu, sau đó đem bán nhà cho người khác cũng thông qua hình thức lập
vi bằng.
Cả người mua và văn phòng Thừa phát lại đều dễ bị lừa bởi căn nhà đó
chỉ có giấy tờ tay, chưa có sổ hồng nên khó có thể tra cứu được chủ nhân
thật sự. Sau khi bán nhà xong thì người đi thuê nhà cao chạy xa bay, còn
người cho thuê nhà và người mua lại nhà sẽ vướng vào cuộc chiến tranh
giành tài sản. Ngay cả bên cho thuê cũng khó giành được phần thắng do
nhà giấy tờ tay, sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh đó là tài sản của
mình.
CHÚNG TÔI, HIỆN TẠI ĐANG PHÂN PHỐI CÁC DỰ ÁN ĐẤT NỀN - NHÀ PHỐ TẠI
KHU VỰC BÌNH DƯƠNG.
Quý Khách hàng có nhu cầu tìm Nhà | Đất ĐÃ CÓ SỔ RIÊNG, Giá CĐT,
Chính Chủ.
Xin vui lòng liên hệ: 0939076899 PKD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn quý khách đã gửi cho chúng tôi những phản hồi quý báu!